Chào mừng bạn đến với FTA Solution- Giải pháp quản lý cho Doanh nghiệp
facebookgoogleplusinstagram

Bảng cân đối kế toán là gì? Lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 mới nhất

Đối với kế toán, việc lập bảng cân đối kế toán (CĐKT) là “thử thách” lớn phải vượt qua trên con đường chinh phục các mục tiêu nghề nghiệp. Bài viết sau đây MISA sẽ hướng dẫn việc tạo lập Bảng CĐKT theo thông tư 200/2014/TT BTC từng bước chi tiết nhất.

1. Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nói cách khác đây là “Bức ảnh chụp nhanh” phản ảnh đến người xem hiện trạng Tài sản – Nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm chụp.

Tài sản = Nguồn Vốn
Tài sản Ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Trước khi đi sâu vào cách lập, mời bạn tham khảo bài viết: Cách lập báo cáo tài chính qua 7 bước cơ bản để hiểu chung về cách lập, hình thành các báo cáo tài chính nói chung. Ở các phần tiếp theo, MISA AMIS giới thiệu tới bạn đọc mẫu bảng CKĐT theo đúng quy định và cách lên bảng cân đối kế toán chi tiết nhất.

 

2. Mẫu bảng cân đối kế toán 2024

  • Bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

3.Các nguyên tắc lên bảng cân đối kế toán

Các văn bản cần tham khảo phục vụ cho việc lập bảng cân đối kế toán đúng quy định:

Thời điểm lập bảng CĐKT: tùy từng loại hình doanh nghiệp, đặc điểm hoạt động và quy định của pháp luật mà kế toán xác định thời điểm lập cho phù hợp.

  • Các doanh nghiệp hoạt động liên tục có Niên độ kế toán từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 có thời điểm lập báo cáo như sau: 31/03/N, 30/06/N, 30/09/N, 31/12/N.
  • Đối với doanh nghiệp có “Niên độ kế toán” khác, doanh nghiệp “không hoạt động liên tục”, doanh nghiệp thuộc các trường hợp như giải thể, chia tách, sát nhập, dừng hoạt động, được mua để trở thành công ty con của một công ty khác,… và các trường hợp đặc biệt khác. Kế toán căn cứ vào tình hình thực tế, và quy định của Luật liên quan để xác định thời điểm lập Bảng CĐKT.

Người lập “Bảng cân đối kế toán”: Kế toán tổng hợp hoặc Kế toán trưởng thường là người lập báo cáo của đơn vị, hoặc doanh nghiệp có thể thuê ngoài đơn vị, cá nhân có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán để lập báo cáo.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về báo cáo và cũng là người ký duyệt trên báo cáo.

Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán được lập theo nguyên tắc sau:

  • Các khoản mục tại Phần Tài sản, Nợ phải trả phải được phân loại “Ngắn hạn” hoặc “ Dài hạn”. Căn cứ phân loại:

+ Loại “Ngắn hạn” gồm các tài sản, nợ phải trả có khả năng thu hồi hoặc thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp,

+ Loại “Dài hạn” gồm các tài sản, nợ phải trả có khả năng thu hồi hoặc thanh toán dài hơn một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh 12 tháng, Tại ngày 31/12/2020 có các khoản tiền gửi ngân hàng lần lượt là: Sổ tiết kiệm 1: số tiền 3 tỷ đồng thời hạn 2 tháng, Sổ tiết kiệm 2: Số tiền 5 tỷ đồng thời hạn 6 tháng, Sổ tiết kiệm 3: 10 tỷ đồng thời hạn 13 tháng.

Trình bày trên “Bảng cân đối kế toán” các khoản tiết kiệm trên như sau:

Sổ tiết kiệm 1 thời hạn 2 tháng < 3 tháng, phân loại là Tài sản “Ngắn hạn” được trình bày tại khoản mục “Các khoản tương đương tiền” Mã số 112: 3 tỷ.

Sổ tiết kiệm 2 thời hạn 6 tháng < 12 tháng, phân loại là Tài sản “Ngắn hạn” được trình bày tại khoản mục “ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn” Mã số 123: 5 tỷ.

Sổ tiết kiệm 3 thời hạn 13 tháng >12 tháng, phân loại là Tài sản “Dài hạn” được trình bày tại khoản mục “ Phải thu dài hạn khác” Mã số 216: 10 tỷ.

  • Phần Tài sản: các khoản mục được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
  • Phần Nợ phải trả: các khoản mục được trình bày theo thời gian phải thanh toán tăng dần.

Các doanh nghiệp có chi nhánh hạch toán độc lập hoặc có các công ty con thì sẽ phải lập thêm bảng CĐKT hợp nhất, bằng cách cộng các khoản tương ứng của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí…và loại bỏ các khoản cần loại trừ. Đây là loại báo cáo khó đòi hỏi kế toán phải nắm rất chắc nghiệp vụ.

 

Hiện nay một số phần mềm kế toán thông minh trước khi lập BCTC sẽ tự động kiểm tra sai lệch và đưa ra cảnh báo cho kế toán, tiêu biểu như phần mềm MISA AMIS. Phần mềm này còn có một số tính năng vượt trội khác như: tự động hạch toán, tự động nhập nhập liệu từ bảng excel, hóa đơn điện tử…giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất kế toán.

Chú ý: Bảng cân đối phát sinh tài khoản là bảng tổng hợp số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản trong kỳ kế toán của một doanh nghiệp. Đây là báo cáo cơ bản, tổng hợp toàn bộ số liệu hạch toán trong kỳ từ các tài khoản riêng biệt. Báo cáo này hỗ trợ kế toán lập “Bảng cân đối kế toán” được nhanh hơn, thuận tiện trong việc kiểm tra đối chiếu số liệu.

 

In bài viết
VỀ CHÚNG TÔI

FTA SOLUTION

VP: L03, Vincom Central Park, Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, HCM
Hotline: 086 828 2551 
Email: info.ftasolution@gmail.com
Giờ làm việc: Từ 8h a.m - 17h p.m ( Từ T2 - T7)

THEO DÕI CHÚNG TÔI