Chi phí lãi vay (Interest Expense) là khoản mà đơn vị phải trả cho bên cho vay tương ứng với khoản tiền vay, được tính bằng mức lãi suất nhân với số tiền nợ chưa thanh toán.
Theo chuẩn mực kế toán số 16, chi phí lãi vay là một phần của chi phí đi vay. Chi phí đi vay có thêm các khoản khác như: Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến những khoản vay do phát hành trái phiếu; Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay; Chi phí tài chính của tài sản cho thuê tài chính.
Trong báo cáo tài chính, chi phí lãi vay xuất hiện trên Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 16, chi phí lãi vay được ghi nhận như sau:
Đối với các công ty, chi phí lãi vay sẽ phụ thuộc vào mức lãi suất chung trong nền kinh tế. Trong thời kỳ lạm phát, chi phí lãi vay sẽ tăng lên do hầu hết các doanh nghiệp phải gánh khoản nợ với lãi suất cao hơn và ngược lại trong thời kỳ lạm phát suy giảm.
Với các doanh nghiệp có khối lượng nợ lớn, chi phí lãi vay ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Trong thời gian khó khăn, các doanh nghiệp mắc nợ nặng có thể không đủ nguồn lực trong việc trả nợ. Do đó, các nhà đầu tư, phân tích cần chú ý tới các tỷ lệ khả năng thanh toán như nợ trên vốn chủ sở hữu và khả năng chi trả lãi vay.
Với cách tính lãi suất vay ngân hàng khi vay vốn gần như được mặc định với tất cả các khách hàng khi chọn dịch vụ vay tại các ngân hàng. Vì vậy để hợp lý bạn cần lắm được lãi suất vay để có sự lựa chọn phù hợp về số tiền và thời hạn trả nợ phù hợp với tình hình tài chính của bạn.
Công thức tính lãi vay phổ biến nhất các ngân hàng áp dụng chính là tính theo dư nợ giảm dần, cụ thể công thức như sau:
Lãi phải trả (Tháng) | = | Dư nợ vay hiện tại | x | Lãi suất vay | x | Số ngày thực tế duy trì dư nợ |
365 |
Với mỗi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác nhau thì có thể cách tính lãi vay không giống nhau. Tuy nhiên về cơ bản lãi vay sẽ được tính dựa trên Dư nợ, lãi suất vay (tháng/ năm) và thời gian thực tế duy trì số nợ.
Công thức tính chung như sau:
Lãi phải trả | = | Lãi trả theo tháng | + | Lãi trả lẻ ngày |
Trong đó:
Lãi phải trả theo tháng | = | Dư nợ vay hiện tại | x | Lãi suất vay (năm) | x | Số ngày thực tế duy trì dư nợ |
365 |
Lãi phải lẻ ngày | = | Dư nợ vay hiện tại | x | Lãi suất vay (năm) | x | Số ngày thực tế duy trì dư nợ hiện tại lẻ tháng |
365 |
Ngoại trừ các khoản chi lãi vay dưới đây thì các khoản chi khác đều được tính chi phí hợp lý của doanh nghiệp nếu có đầy đủ hồ sơ, hóa đơn, chứng từ hợp lệ:
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ | = | Vốn điều lệ còn thiếu | = | Tổng số lãi vay |
Tổng số tiền vay |
Khoản chi trả lãi vay không được trừ = Số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) Lãi suất của khoản vay nhân (x) Thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
Căn cứ luật: mục 2.17, khoản 2 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC
“Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay” thì không được xem là chi phí được trừ hợp lý khi tính thuế TNDN.
Ví dụ: Lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước Công bố là 8%/năm. Công ty A vay tiền của cá nhân Ông Nguyễn Văn B với lãi suất là 15%/năm.
Như vậy khi tính chi phí được trừ của tiền lãi vay thì chỉ phần lãi vay tương ứng lãi suất 8%*1,5=12%/năm là được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN.
Phần chi lãi vay tương ứng 3%/năm vượt mức sẽ bị loại khỏi chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
Xem thêm: Tổng hợp các khoản chi phí bị khống chế
Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư
Như vậy với khoản lãi tiền vay trong giai đoạn đầu tư thì việc vốn hóa chi phí lãi vay này sẽ được tính vào giá trị công trình mà không tính vào chi phí trong kỳ.
Ngoài trừ các khoản chi phí tiền lãi vay nói trên, trường hợp doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên liên kết hay còn gọi là quan hệ liên kết thì doanh nghiệp cần lưu ý thêm điều sau:
Căn cứ theo mục a và b khoản 3 điều 16 nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì:
– Tổng chi phí tiền lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
– Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng CPLV được trừ trong trường hợp tổng CPLV phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển CPLV tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Nợ TK 627, 211,…
Có TK 111, 112, 242…
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 242…
Dù là chi phí được trừ hay không được trừ thì đều hạch toán như sau:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112…
Nếu có phát sinh các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112…
Nợ TK 242
Có TK 111, 112
Nợ TK 635
Có TK 242
Nợ TK 635
Có TK 335
Nợ TK 335
Có TK 111, 112
Nợ TK 635
Có TK 111, 112
Nợ TK 635
Có TK 315
Nợ TK 242
Có TK 111, 112
Nợ TK 635
Có TK 242