Chào mừng bạn đến với FTA Solution- Giải pháp quản lý cho Doanh nghiệp
facebookgoogleplusinstagram

Hạch Toán Giảm Giá Hàng Bán Theo Thông Tư 200 và Thông Tư 133?

Hạch toán giảm giá hàng bán là nghiệp vụ định khoản phần giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém chất lượng, lỗi, sai quy cách, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng,...Đây là một khoản làm giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp và cuối mỗi kỳ kế toán sẽ được chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng để tính doanh thu thuần trong kỳ kinh doanh.

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa, dịch vụ được cung ứng  kém chất lượng, mất phẩm chất hay không đúng quy cách, bị lỗi, lạc hậu theo quy định trong hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ giảm giá hàng bán là một trong những khoản giảm trừ doanh thu tại đơn vị, doanh nghiệp.

Trường hợp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được cung ứng sai lệch quá nhiều so với hợp đồng thì người mua có thể trả lại toàn bộ số hàng hóa, sản phẩm này cho nhà cung cấp, người bán hàng.

Hạch toán giảm giá hàng bán là nghiệp vụ kế toán thường gặp trong doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, vậy hạch toán giảm giá hàng bán được phản ánh nào?

2. Tài Khoản Phản Ánh Hạch Toán Giảm Giá Hàng Bán

Để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua, kế toán doanh nghiệp sẽ sử dụng TK 5213 theo Thông tư 200. Hàng bán, sản phẩm, dịch vụ được giảm giá trong trường hợp này phải là sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không đúng quy cách, lạc hậu, lỗi thời,...

2.1 Nguyên tắc thực hiện kế toán giảm giá hàng bán cho bên bán hàng

Theo Khoản 1d Điều 81 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định như sau:

- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng có thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng, người mua là khoản được giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán cho bên bán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì kế toán của doanh nghiệp (bên bán) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng sẽ được phản ánh theo giá đã được giảm (Lưu ý: Doanh thu thuần).

- Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc đồng ý giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do lỗi sản phẩm kém chất lượng, lạc hậu,...

2.2 Kết cấu tài khoản giảm giá hàng bán

Các khoản giảm giá hàng bán sẽ được hạch toán vào tài khoản 5213 với kết cấu tài khoản như sau: 

Bên Nợ:

  • Số giảm giá hàng bán đã đồng ý cho người mua hàng;
  • Doanh thu của hàng bán được trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán.

Bên Có: 

  • Vào cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ khoản giảm giá hàng bán sang tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo tài chính.

Lưu ý: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch - TT 512 sẽ không có số dư cuối kỳ.

3. Hạch Toán Giảm Giá Hàng Bán Theo Thông Tư 200 

3.1 Trường hợp 1: Giảm giá ngay khi bán hàng

*Đối với bên bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ: 

- Khi lập hoá đơn: Giá ghi trên hoá đơn là giá hàng hoá, dịch vụ đã giảm.

- Khi hạch toán: Kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã giảm giá (ghi nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng khoản giảm giá đó.Định khoản giảm giá hàng bán như sau:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền phải thanh toán của người mua

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra (nếu có)

Có TK 511: Doanh thu thuần (đã giảm trừ khoản giảm giá)   

*Đối với bên mua hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ:

- Kế toán ghi nhận hàng mua vào như hàng mua về thông thường (Lưu ý: không ghi nhận giảm giá)

- Nếu thuế đầu vào được khấu trừ thì: 

Nợ TK 152, 153, 156, 155,... Giá mua hàng chưa có thuế GTGT

Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331,.. Tổng giá thanh toán cho người bán

- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 152, 153, 156, … Giá mua hàng đã có thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331,... Tổng giá thanh toán phải trả bên bán.

3.2 Trường hợp 2: Giảm giá sau khi bán hàng

*Đối với bên bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ:

- Khi lập hoá đơn, doanh nghiệp đã xuất hoá đơn, giao hàng cho khách nhưng sau đó, phát hiện ra hàng hoá, dịch vụ kém, mất chất lượng, lỗi thời,...thì hai bên lập biên bản xác nhận hàng lỗi, kém chất lượng…. Và rồi bên xuất hoá đơn sẽ điều chỉnh lại đơn giá gửi lại bên mua.

- Khi hạch toán: Kế toán khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng hoá cho người mua về số lượng hàng đã bán do kém chất lượng, mất phẩm chất và sai quy cách trong hợp đồng thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau: 

+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp đã bán phải giảm giá cho khách hàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua, kế toán ghi nhận: 

Nợ TK 5123 - Giảm giá hàng bán (Giá bán hàng chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (Số thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá)

Có các TK 111, 112, 131,... Tổng giá trị của hàng bán 

+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán được giảm giá cho khách hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, kế toán ghi nhận: 

Nợ TK 5213 - Giảm giá hàng bán, dịch vụ

Có TK 111, 112, 131… Tổng giá trị thanh toán

Cuối kỳ kế toán, sẽ tiến hành kết chuyển tổng số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang Tài khoản "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ", kế toán ghi nhận: 

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 5123 - Giảm giá hàng bán

*Đối với bên mua hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ:

Bên mua sẽ căn cứ vào số lượng hàng được giảm giá còn tồn kho hay đã được cung cấp cho khách hàng khác để hạch toán giảm giá hàng bán như sau:

Nợ TK 111, 112, 331 - tuỳ thuộc vào việc được người bán giảm giá bằng tiền hay đối trừ công nợ

Có TK 152, 153, 156, 154, 621, 623, 627, 241, 632,... tuỳ thuộc vào việc hàng mua được sử dụng cho mục đích là gì

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng với số tiền được giảm.

Lưu ý: Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, nhưng đến kỳ sau mới phát sinh giảm giá hàng bán, phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là sự điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và tiến hành ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo trước đó.

Tuy nhiên, nếu phát sinh giảm giá hàng bán sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp sẽ ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh sau đó. 

4. Cách Hạch Toán Giảm Giá Hàng Bán Theo Thông Tư 133

Điểm khác biệt giữa Thông tư 133 với Thông tư 200 đó là: Thông tư 133 không có các tài khoản giảm trừ doanh thu (trong đó là  "giảm giá hàng bán") nên khi phát sinh khoản giảm giá hàng bán thì kế toán hạch toán vào bên Nợ của tài khoản 511.

4.1. Đối với bên bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ

Hạch toán giảm giá hàng bán được ghi nhận như sau:

Nợ TK 511 - Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa gồm thuế GTGT)

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) với số thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá 

Có các TK 111, 112, 131,... 

Hoặc 

Nợ TK 511 - Giảm giá hàng bán 

Có các TK 111, 112, 131,... tùy trường hợp hàng hoá dịch vụ có chịu thuế GTGT hay không. 

4.2. Đối với bên mua hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ 

Kế toán nhận được giảm giá, kế toán hạch toán giảm giá hàng bán như sau: 

Nợ TK 111, 112, 331,... Có TK 152, 154, 153, 156, 621, 623, 241, 627,... 

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng với số tiền được giảm giá

5. Ví Dụ Minh Hoạ Hạch Toán Giảm Giá Hàng Bán

Ví dụ 1: Công ty Laggert có mua một lô hàng của công ty giày dép NDP với giá trị là 140.000.000 đồng, thuế GTGT đầu vào là 10%. Laggert chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Công ty NDP tiến hành giảm 3% trên tổng giá thanh toán cho công ty Laggert.

Kế toán tại công ty Laggert hạch toán giảm giá hàng mua như sau: 

Bút toán 1: Khi mua hàng

Nợ TK 1561: 140.000.000

Nợ TK 1331: 14.000.000

Có TK 331: 154.000.000

Bút toán 2: Chiết khấu, giảm giá trên hoá đơn mua hàng được hưởng như sau:

Nợ TK 331: 4.620.000

Có TK 1561: 4.200.000

Có TK 1331: 420.000

Ví dụ 2: Công ty Laggert bán hàng cho công ty PTH theo số hoá đơn 00289754 với tổng tiền chưa có VAT là 440.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%. Giá vốn của lô hàng là 385.000.000 đồng. Công ty Laggert giảm giá cho công ty PTH là 3%.

Kế toán tại công ty Laggert hạch toán giảm giá hàng bán như sau:

Chúng ta phải định khoản bút toán khi bán hàng như sau: 

Bút toán 1: Phản ánh doanh thu

Nợ TK 131: 440.000.000

Có TK 5111: 400.000.000

Có TK 3331: 40.000.000

Bút toán 2: Phản ánh giá vốn 

Nợ TK 632: 385.000.000

Có TK 1561: 385.000.000

Bút toán 3: Phản ánh số tiền giảm giá hàng bán

Nợ TK 5214: 400.000.000 * 3%= 12.000.000

Nợ TK 3331: 40.000.000 * 3% = 1.200.000

Có TK 131: 13.200.000

Cuối năm kế toán công ty Laggert kết chuyển làm giảm doanh thu như sau:

Bút toán 4: 

Nợ TK 511: 12.000.000

Có TK 5214: 12.000.000

Lưu ý: Hai ví dụ minh ọa cách hạch toán giảm giá hàng bán trên là theo Thông tư 200 nhé.

 

 

 

In bài viết
VỀ CHÚNG TÔI

FTA SOLUTION

VP: L03, Vincom Central Park, Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, HCM
Hotline: 086 828 2551 
Email: info.ftasolution@gmail.com
Giờ làm việc: Từ 8h a.m - 17h p.m ( Từ T2 - T7)

THEO DÕI CHÚNG TÔI