Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 01 tháng 6 năm 2021 đã đưa ra quy định về việc nộp thuế theo phương pháp kê khai cho hộ kinh doanh. Như vậy, hộ, cá nhân kinh doanh có thể lựa chọn áp dụng phương pháp nộp thuế khoán hoặc phương pháp kê khai. Mỗi phương pháp tính thuế đều có những ưu nhược điểm nhất định và hãy cùng chúng tôi khám phá điều này đồng thời xác định xem đâu sẽ là lựa chọn phù hợp cho hộ kinh doanh.
1. So sánh ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nộp thuế khoán và phương pháp kê khai
Nội dung | Phương pháp nộp thuế khoán | Phương pháp kê khai |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Nội dung | Phương pháp nộp thuế khoán | Phương pháp kê khai |
Các khoản thuế phải nộp Nghĩa vụ xác định các khoản thuế phải nộp | – Lệ phí môn bài – Thuế TNCN – Thuế GTGT Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các hộ khoán. HKD tự khai và cơ quan thuế xem xét và xác định mức thuế khoán cho các HKD | – Lệ phí môn bài – Thuế TNCN – Thuế GTGT Tự hộ kinh doanh kê khai và nộp thuế theo số đã kê khai Giúp HKD xác định được chính xác doanh thu, lợi nhuận của HKD |
Chi phí tiền lương và phúc lợi cho kế toán | Không tốn chi phí lương cho kế toán thuế | Phát sinh thêm chi phí lương của nhân viên kế toán thuế hoặc phải trả phí thuê dịch vụ kế toán |
Chi phí khác phát sinh liên quan đến việc nộp thuế | Không phát sinh |
|
Vị thế của HKD trong việc nộp thuế và Các khoản lợi ích khác | HKD đứng ở thế bị động trong việc nộp thuế mà không chủ động được số thuế phải nộp do căn cứ vào doanh thu năm trước và số thuế khoán do cơ quan thuế xác định. Không có khoản lợi ích khác. | HKD đứng ở thế chủ động trong việc nộp thuế mà không bị động khi nộp thuế. Được chủ động khi tự kê khai, tự xác định số thuế phải nộp không bị ảnh hưởng bởi doanh thu của năm trước và mức khoán do cơ quan thuế xác định. Nếu trong năm HKD có gặp khó khăn do thị trường thì được kê khai theo đúng thực tế phát sinh mà không số thuế bị khoán ấn định như trước |